Writer: Phần IV - Sử dụng đối tượng khung, công thức, chèn hình ảnh và các đối tượng vẽ

Các đối tượng ở phần này có các thuộc tính rất phong phú. Chính vì vậy, tác giả chỉ tập trung vào những đặc điểm chung, chính yếu của một số đối tượng cần thiết. Những đối tượng khác cùng các thuộc tính cao cấp khác các bạn đọc giả hãy tự khám phá.

Đối tượng Khung: Đối tượng này dùng để đưa một đoạn văn bản vào trong một khung trình bày, trong khung đó ta có thể định dạng riêng những đặc tính cho đoạn văn bên trong. Để đưa một đoạn văn vào khung, ta chọn đoạn văn cần đưa vào khung, sau đó ta vào Bảng chọn Chèn->chọn Khung. Trên hộp thoại khung hiện lên, ta thiết lập các thuộc tính.

Đối tượng Công thức: Đối tượng này được dùng để nhập những công thức toán học vào văn bản. Để nhập một công thức vào văn bản, ta đặt con trỏ vào vị trí cần chèn công thức, vào Bảng chọn Chèn->vào mục Đối tượng->chọn Công thức. Trên hộp thoại Phần tử hiện lên ta chọn nhóm công thức ở phần trên và loại công thức ở phần dưới. Sau đó ta viết công thức cụ thể. Sau khi chèn vào văn bản, ta có thể thiết lập các thuộc tính cho khối công thức.

Đối tượng Hình ảnh: Đối tượng này được dùng để chèn hình ảnh vào văn bản. Để chèn hình ảnh vào văn bản, vào Bảng chọn Chèn->chọn mục Hình ảnh->chọn mục Từ tập tin, hình ảnh sẽ được chèn vào văn bản đồng thời hộp thoại Hình ảnh hiện lên. Trên hộp thoại Hình ảnh ta có thể điều chỉnh các đặc tính, màu sắc và lật hình ảnh sang chiều khác. Ngoài ra, khi ta chọn ảnh, vào Bảng chọn Định dạng->Hình ảnh, hộp thoại Ảnh hiện lên. Trên hộp thoại Ảnh có nhiều thẻ, thẻ Kiểu dùng để định kích thước và vị trí ảnh, thẻ viền dùng để tạo viền cho ảnh...

Các đối tượng vẽ: Các đối tượng này giúp người dùng tạo ra và đưa vào văn bản của mình những dạng hình khác như hình đa giác hay các nét vẽ...Để có thể sử dụng các đối tượng này, chúng ta vào Bảng chọn Xem->Thanh công cụ->Vẽ để bật thanh công cụ chứa các đối tượng vẽ. Để sử dụng đối tượng vẽ nào, chúng ta chọn đối tượng đó bằng cách click chuội trên thanh công cụ vẽ, sau đó click và rê chuội trái trên vùng văn bản. Sau khi đối tượng vẽ được chèn vào văn bản, chúng ta thiết lập thuộc tính cho đối tượng vẽ đó.

Đối tượng đường thẳng: Chúng ta chọn đường thẳng trên thanh công cụ vẽ, click và giữ trái chuột tại điểm bắt đầu xuất hiện đường, kéo rê chuột và thả trái chuột tại điểm đường thẳng kết thúc. Để xác định vị trí và kích thước: vào Định dạng-> Đối tượng->Vị trí và kích cỡ, ta cũng có thể sử dụng trực tiếp chuột để chọn sau đó  kéo rê đường thẳng để đạt được kích thước và vị trí như mong muốn.
Để định dạng cho đường thẳng vừa tạo, ta chọn đường thẳng đó, vào Bảng chọn Định dạng->Đối tượng->Dòng (ta cũng có thể click phải chuột vào đường thẳng, chọn Dòng), bảng chọn Đường xuất hiện.
Thẻ phân trang Đường: Thuộc tính đường: ta xác định kiểu đường, màu sắc đường, độ rộng và độ trong xuốt của đường thẳng; kiểu dáng mũi tên dùng để xác định mũi tên có xuất hiện ở đầu của đường thẳng hay không và nếu xuất hiện thì xuất hiện loại mũi tên nào.
Thẻ Bóng: xác định bóng đổ cho đường thẳng.

Đối tượng hình chữ nhật (hai chiều): ta chọn hình chữ nhật trên thanh công cụ vẽ (hình đầu tiên tính từ trái sang), click và giữ trái chuột sau đó kéo rê và thả trái chuột để hình xuất hiện.
Để xác định vị trí và kích cỡ hình: vào Bảng chọn Định dạng-> Đối tượng->Vị trí và kích cỡ, ta cũng có thể sử dụng trực tiếp chuột để chọn sau đó kéo rê hình để đạt được kích thước và vị trí mong muốn.
Định dạng đường viền cho hình: vào Bảng chọn Định dạng-> Đối tượng->Dòng (ta cũng có thể click phải chuột vào hình, chọn Dòng). Hộp thoại Đường xuất hiện ta thiết lập các thuộc tính tương tự như định dạng đường thẳng.
Định dạng màu nền cho hình: vào Bảng chọn Định dạng->Đối tượng->Vùng (ta cũng có thể click phải chuột vào hình, chọn Vùng). Hộp thoại Vùng xuất hiện với nhiều thẻ phân trang.
Thẻ phân trang Vùng: ta chọn có tô màu nền hay không, khi tô thì tô đầy màu, tô theo dải màu (tô chuyển sắc từ màu này đến màu khác trong một vùng), tô bitmap(lát nền bằng một mẫu hình bitmap).
Thẻ phân trang Bóng: xác định bóng đổ cho hình.
Thẻ phân trang Trong suốt: xác định độ trong suốt của hình.

Các đối tượng các hình cơ bản, các ký hiệu, các khối mũi tên, lưu đồ, khung thoại, ngôi sao: ta click trái chuột vào mũi tên nhỏ bên cạnh để hiện hộp danh sách các hình, chọn hình cần sử dụng và đưa vào văn bản. Ta định dạng đường và nền như định dạng đường và nền hình chữ nhật ở trên. Để chuyển thành đối tượng ba chiều, ta chọn đối tượng hình, chọn bật/tắt khối lồi trên thanh công cụ vẽ. Thiết lập thuộc tính ba chiều cho đối tượng hình vừa tạo bằng hộp thoại Thiết lập 3D, hộp thoại này xuất hiện khi hình khối ba chiều được chọn.

Đối tượng chữ nghệ thuật: ta chọn biểu tượng khung có chữ A trên thanh công cụ vẽ, trên hộp thoại hiện lên, chọn hình chữ mà chúng ta muốn sử dụng, chọn OK. Đối tượng chữ nghệ thuật xuất hiện cùng với hộp thoại Chữ nghệ thuật. Để soạn văn bản, ta click kép vào đối tượng chữ, ta soạn văn bản vào vị trí con trỏ nhấp nháy; ta định dạng cho đối tượng chữ nghệ thuật bằng cách thiết lập trong hộp thoại Chũ nghệ thuật xuất hiện theo cùng khi đối tượng chữ nghệ thuật được chọn. Chúng ta cũng có thể chuyển đối tượng chữ nghệ thuật thành đối tượng ba chiều bằng chức năng bật/tắt khối lồi trên thanh công cụ vẽ.

Các trang liên quan
Writer: Phần II - Hiệu chỉnh và định dạng văn bản (1)
Writer: Phần II - Hiệu chỉnh và định dang văn bản (1), Phần bài tập
Writer: Phần II - Hiệu chỉnh và định dạng văn bản (2)
Writer: Phần II - Hiệu chỉnh và định dạng văn bản (2), Phần bài tập
Writer: Phần III - Dàn trang
Writer: Phần III - Dàn trang, phần bài tập
Writer: Phần IV - Các đối tượng đồ họa, phần bài tập.
Writer: Phần V - Bố cục và dàn trang nâng cao
Writer: Phần V - Bố cục và dàn trang nâng cao, phần bài tập
Writer: Phần VI - Làm việc với bảng, vẽ đồ thị
Writer: Phần VI - Làm việc với bảng, phần bài tập
Writer: Phần cuối


Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm của riêng tác giả Ngô Văn Minh

No comments:

Post a Comment