Writer: Phần V – Bố cục và dàn trang nâng cao

Ở phần này chúng ta học cách bố cục và dàn trang văn bản có chứa các đối tượng đồ họa. Trước khi đi vào nội dung hướng dẫn, tác giả muốn cùng các bạn độc giả thống nhất quan điểm: các chương trình soạn thảo chỉ có thể hỗ trợ cho người dùng thực hiện công việc soạn thảo, còn soạn thảo nội dung gì, ý tưởng trình bày như thế nào là do người dùng tự sáng tạo ra.
Hằng ngày, chúng ta thường đọc các tờ tạp chí, mua những hàng hóa có bao bì bọc bên ngoài, xem những hình ảnh quảng cáo trên tivi... những sản phẩm nêu trên có những hình ảnh và chữ viết được thiết kế rất tinh tế và đẹp mắt, quá trình thiết kế ra những hình ảnh và chữ viết đó là nghệ thuật bố cục và dàn trang, một lĩnh vực nghệ thuật ứng dụng. Hiện tại có rất nhiều phần mềm mạnh mẽ có thể trợ giúp người thiết kế, nhưng đó là những phần mềm chuyên về đồ họa vi tính, người dùng cần được đào tạo một chuyên nghành riêng về đồ họa. Còn đứng từ quan điểm là một công cụ soạn thảo văn bản, khả năng bố cục và dàn trang văn bản của Writer thực sự cũng đã rất tuyệt vời (theo ý kiến của tác giả).

Trong bài viết này, tác giả không đi vào hướng dẫn bạn đọc nghệ thuật thiết kế bố cục và dàn trang, mà tác giả chỉ hướng dẫn cho bạn đọc những công cụ cơ bản trong Writer được sử dụng để thiết kế bố cục và dàn trang văn bản. Tác giả tin rằng bạn đọc sẽ ngạc nhiên về khả năng trợ giúp của Writer trong thiết kế bố cục và dàn trang văn bản.

Bước đầu tiên trong quá trình thiết kế một mẫu văn bản là chúng ta cần xác định kích thước của văn bản. Các dạng mẫu kích thước chúng ta có thể chọn lựa là A3, A4 hay xác định kích thước cụ thể...cách định dạng này đã được tác giả giới thiệu ở phần III: Dàn trang. Sau đó, chúng ta xác định các thuộc tính bố cụ cho các đối tượng đồ họa chúng ta đưa vào.
Kích thước và vị trí: Khi chúng ta đưa một đối tượng đồ học vào trong văn bản, điều quan tâm đầu tiên của chúng ta là kích thước và vị trí của đối tượng đó. Chúng ta có thể canh chỉnh vị trí và kích thước của đối tượng đồ họa đó bằng cách kéo và rê chuột, nhưng để đáp ứng tốt nhất cho bố cục văn bản, chúng ta cần có độ chính xác nhất định. Chúng ta chọn đối tượng đồ họa cần canh chỉnh, bảng chọn Định dạng->Đối tượng->Vị trí và kích thước; chúng ta cũng có thể click chuột phải vào đối tượng-> chọn Vị trí và kích thước trên bảng chọn tắt.
Thả neo: Khi chúng ta đưa một đối tượng đồ họa vào trong văn bản, chúng ta cần xác định đối tượng đồ họa đó đáp ứng cho cả trang văn bản, cho một đoạn văn, hay chỉ là một ký tự (thường dựa vào kích thước của đối tượng đồ họa để xác định). Chúng ta chọn đối tượng đồ họa, bảng chọn Định dạng->chọn Thả neo->chọn loại neo muốn sử dụng.
Cuộn vào trang: Thuộc tính cuộn vào trang thiết lập hiệu ứng của đối tượng đồ họa đó với văn bản xung quanh. Tắt cuộn trang: văn bản không xuất hiện gần đối tượng đồ họa, cuộn trang: đối tượng đồ họa để các ký tự văn bản bao xung quanh, cuộn qua: văn bản viết đè lên đối tượng đồ họa. Để thiết lập thuộc tính cuộn trang: Bảng chọn Định dạng->Cuộn.
Sắp đặt: Khi có nhiều đối tượng đồ họa xuất hiện trong văn bản, thuộc tính sắp đặt giúp xác định đối tượng nào hiển thị bên trên, đối tượng nào hiển thị bên dưới. Để thiết lập thuộc tính sắp đặt: Bảng chọn Định dạng->Sắp đặt.

Các trang liên quan
Writer: Phần II - Hiệu chỉnh và định dạng văn bản (1)
Writer: Phần II - Hiệu chỉnh và định dang văn bản (1), Phần bài tập
Writer: Phần II - Hiệu chỉnh và định dạng văn bản (2)
Writer: Phần II - Hiệu chỉnh và định dạng văn bản (2), Phần bài tập
Writer: Phần III - Dàn trang
Writer: Phần III - Dàn trang, phần bài tập
Wrtier: Phần IV - Sử dụng đối tượng khung, Công thức, chèn hình ảnh và các đối tượng vẽ
Writer: Phần IV - Các đối tượng đồ họa, phần bài tập.
Writer: Phần V - Bố cục và dàn trang nâng cao, phần bài tập
Writer: Phần VI - Làm việc với bảng, vẽ đồ thị
Writer: Phần VI - Làm việc với bảng, phần bài tập
Writer: Phần cuối


Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm của riêng tác giả Ngô Văn Minh

No comments:

Post a Comment