Calc: Phần IV – Hàm IF

Đáp án bài tập phần III
Bài 1: Số sao Hy Vọng: Int(Days(Datevalue("20/9/2016");Ngày bắt đầu)/2).
Bài 2: Tổng giá trị quà mừng: sum(trị giá 1: trị giá 3).
Trung bình mỗi giáo viên được nhận: Tổng giá trị /3.
Bài 3: Thời gian(gi): Bắt đầu – Kết thúc.
Thời gian(ph): hour(thời gian(gi))*60+minute(thời gian(gi)).
Bài 4: round(((Miệng + 15'+ 1 tiết*2)/4)*2+Thi học kỳ)/3;1).
Bài 5: And(years(ngày sinh;Datevalue("ngày xét tuyển");1)>20;exact(giới tính;"Nam")). Kết quả đúng được tuyển.
Chú ý: Khi chúng ta sao chép công thức từ ô này sang ô khác, nếu ô sao chép không thực hiện, chúng ta nhấn phím F9 trên bàn phím để hệ thống tính toán lại ô vừa sao chép hoặc chúng ta vào Bảng chọn Công cụ->Nội dung ô-> chọn tự động tính để hệ thống tự động thực hiện cập nhật các phép tính.

I/. Giới thiệu về if
Hàm If là hàm thuộc bộ thư viện các hàm luận lý, tên gọi khác của hàm là hàm điều kiện. Hàm If khác với các hàm luận lý khác, kết quả trả về của hàm If có thể ở nhiều kiểu dữ liệu chứ không phải chỉ một kiểu dữ liệu đúng sai (boolean). Hàm If được sử dụng rất nhiều trong tính toán.

II/. Cú pháp và cách thực hiện hàm If
Cú pháp: If(biểu thức so sánh ; Thực hiện 1 ; Thực hiện 2)
Biểu thức so sánh: là các công thức so sánh hay hàm có giá trị trả về kiểu đúng sai (boolean).
Thực hiện 1, Thực hiện 2: là các giá trị, công thức hay hàm để hàm If thực hiện sau khi xác định giá trị kết quả của biểu thức so sánh.
Ý nghĩa: Khi hàm If được thực thi, hàm sẽ tiến hành thực thi biểu thức so sánh trước, nếu biểu thức so sánh có giá trị đúng, hàm If sẽ thực thi Thực hiện 1, bỏ qua Thực hiện 2; nếu biểu thức so sánh có giá trị sai, hàm If sẽ thực thi Thực hiện 2, bỏ qua Thực hiện 1.

Ví dụ minh họa hàm If:
if(5>3;"Lớn hơn";"Bé hơn"): Biểu thức so sánh chứa phép so sánh có giá trị đúng, lệnh If trả về văn bản "Lớn hơn".
Ô A1 chứa số 5, lệnh if(A1=2;1+1;1+0): trả về giá trị 1+0=1 vì biểu thức so sánh có giá trị sai.
Đáp án bài 5 phần I sử dụng hàm if: if(And(years(ngày sinh;Datevalue("ngày xét tuyển");1)>20;exact(giới tính;"Nam"));"Tuyển";"Loại").
Ô A1 đang chứa số 17, if(A1<16;"Thiếu niên";if(A1<=18;"Vị thành niên";"Trưởng thành")).

III/. Hàm liên quan
Thư viện của Calc cung cấp thêm các hàm có đặc điểm tương tự hàm If.
Sumif: là hàm thuộc nhóm hàm toán học, có giá trị trả về là tổng các ô trong một vùng trên bảng tính thỏa mãn tiêu chuẩn.
Cú pháp 1: sumif(Phạm vi;tiêu chuẩn).
Ví dụ: A1 chứa 20, A2 chứa -5, A3 chứa 15.
sumif(A1:A3;">0") trả về A1+A3=20+15=35.
Cú pháp 2: sumif(Phạm vi;tiêu chuẩn; phạm vi tổng).
Ví dụ: tiếp theo ví dụ trên, B1 chứa 5, B2 chứa 10, B3 chứa 15.
sumif(A1:A3;">0";B1:B3) trả về B1+B3=5+15=20.

Tài liệu liên quan
Calc: Phần I-Giới thiệu chung
Calc:Phần II-Định dạng dữ liệu, thực hiện phép toán và chèn hình ảnh
Calc: Phần II-Bài tập
Calc: Phần III-Các hàm trong Calc
Calc: Phần III-Bài tập
Calc: Phần IV-Bài tập hàm IF
Calc: Phần V-Tham chiếu dữ liệu
Calc: Phần V-Bài tập tham chiếu dữ liệu
Calc: Phần VI-Giới thiệu các hàm thống kê số liệu
Calc: Phần VI-Bài tập các hàm thống kê số liệu
Calc: Phần VII-Cơ sở dữ liệu
Calc: Phần VII-Bài tập Cơ sở dữ liệu
Calc: Phần VIII-Các công cụ thống kê dữ liệu trong Calc

Writer: Phần mềm soạn thảo văn bản
Impress: Phần mềm trình chiếu


Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm của riêng tác giả Ngô Văn Minh

No comments:

Post a Comment