Calc: Phần V – Tham chiếu dữ liệu

Đáp án bài tập phần IV
Bài 1: BMI=Cân nặng/ (chiều cao)2.
Tình trạng sức khỏe: If(BMI<16;"Gầy độ 3";if(BMI<17;"Gầy độ 2";if(BMI<18,5;"Gầy độ 1";if(BMI<25;"Bình thường";if(BMI<30;"Tiền béo phì";if(BMI<35;"Béo phì độ 1";if(BMI<40;"Béo phì độ 2";Béo phì độ 3"))))))).
Bài 2: Tiền bảo hiểm: if(exact(Loại;"Lao động");if(Vùng=2;3100000*1,5/100;2700000*1,5/100);if(Thứ tự=1;1210000*4,5/100;if(Thứ tự=2;0,7*1210000*4,5/100;if(Thứ tự=3;0,6*1210000*4,5/100;if(Thứ tự=4;0,5*1210000*4,5/100;0,4*1210000*4,5/100)))))
Bài 3: Viện phí: if(or(exact(tuyến;"Đúng");exact(Tình trạng nhập viện;"Cấp cứu");(1-0,8)*chi phí điều trị;if(exact(Loại hình;"Nội trú");(1-0,6)*chi phí điều trị;chi phí điều trị))
Tổng cộng cấp cứu: sumif(ô đầu tt.nhập viện:ô cuối tt.nhập viện;"Cấp cứu";ô đầu chi phí:ô cuối chi phí).
Tổng cộng trái tuyến: sumif(ô đầu tuyến: ô cuối tuyến;"trái";ô đầu chi phí:ô cuối chi phí)-tổng cộng cấp cứu.
Tổng cộng đúng tuyến: sumif(ô đầu tuyến:ô cuối tuyến;"đúng";ô đầu chi phí:ô cuối chi phí).

Giới thiệu về tham chiếu dữ liệu
Các trang tính trong Calc có kích thước rất lớn, Calc lại hỗ trợ nhiều hàm tính toán rất mạnh mẽ. Với những tính năng mạnh mẽ như vậy, thiết nghĩ chúng ta có thể tính toán mọi bài toán chỉ trong một bảng tính. Nhưng sự thật lại không phải như vậy, các tài liệu tính toán trong thực tế rất phong phú, bao gồm nhiều bảng tính, bảng tính này lại sử dụng các dữ liệu trong bảng tính khác để làm dữ liệu cho mình. Ngoài ra, khi phân tách một bảng phức tạp thành nhiều bảng tính con, việc này sẽ làm cho các bảng tính được trình bày rõ ràng, dễ tính toán hơn và giảm bớt độ phức tạp trong tính toán.

Tham chiếu đến một ô dữ liệu cụ thể trên trang tính: Cách tham chiếu này đã khá quen thuộc với chúng ta kể từ đầu tài liệu hướng dẫn cho đến hiện tại. Tại ô cần dữ liệu tham chiếu chúng ta nhập dấu "=" sau đó chúng ta click chọn ô chứa dữ liệu được tham chiếu, tại ô cần dữ liệu tham chiếu sẽ hiển thị dữ liệu của ô được tham chiếu.
Ví dụ: Trên trang tính Trang 2, chúng ta nhập sẵn vào ô A3 số 50. Trên Trang 1, tại ô A1, chúng ta nhập dấu "=", chúng ta đến Trang 2 và chọn vào ô A3. Chúng ta sẽ thấy ô A1 trên Trang 1 sẽ hiển thị số 50.

Các hàm tham chiếu trong Calc
Các hàm tham chiếu trong Calc nằm trong thư viện hàm Bảng tính.

Hàm Vlookup: Tìm kiếm một giá trị trên một cột dọc trong một vùng dữ liệu đã cho.
Cú pháp: Vlookup(Tiêu chuẩn tìm ; Vùng dữ liệu ; Chỉ số ; Sắp xếp)
Tiêu chuẩn tìm: giá trị cần tìm kiếm.
Vùng dữ liệu: Vùng dữ liệu cần tìm kiếm giá trị.
Chỉ số: Thứ tự cột chứa dư liệu cần lấy về trong vùng dữ liệu. Cột đầu tiên có số thứ tự 1. Chú ý: Cột lấy kết quả trả về phải nằm cạnh cột chứa giá trị tìm kiếm.
Sắp xếp: mang giá trị 1 trong trường hợp cột phạm vi được sắp xếp tăng dần, trong trường hợp này hàm luôn trả về kết quả ngay cả khi phạm vị không chứa giá trị cần tìm. Giá trị 0 được dùng trong trường hợp phạm vi không được sắp xếp, trong trường hợp này hàm chỉ trả về kết quả đúng với giá trị cần tìm, nếu không có giá trị cần tìm hàm báo lỗi.
Ví dụ: A1:B10 chứa danh sách các sản phẩm, cột A chứa mã sản phẩm, cột B chứa tên sản phẩm. Chúng ta muốn khi nhập một mã vào ô C1 thì ô D1 sẽ hiện tên sản phẩm. Ô D1 nhập hàm Vlookup(C1;A1:B10;2) hàm sẽ tìm trong vùng dữ liệu A1:B10 giá trị C1, nếu tìm thấy trả giá trị trong cột 2 (tên sản phẩm) tương ứng với mã sản phẩm trong C1.

Hàm Hlookup: Tìm kiếm một giá trị trên một hàng ngang trong một vùng dữ liệu đã cho. Tương tự hàm Vlookup.

Hàm Lookup: Tìm kiếm một giá trị trong một hàng hay cột và lấy giá trị trả về tương ứng trong một hàng hay cột khác không nhất thiết cạnh nhau.
Cú pháp: Lookup(Tiêu chuẩn tìm ; Hàng (Cột) tìm ; Hàng (Cột) kết quả).

Hàm Index: Hàm Index nằm trong thư viện hàm Bảng tính, hàm này trả về một tham chiếu trên một phạm vi xác định.
Cú pháp: Index(phạm vi ; hàng ; cột)
phạm vi: vùng dữ liệu cần tham chiếu.
Hàng: thứ tự hàng cần tham chiếu trong phạm vi, nếu hàng=0 tất cả các hàng đều được tham chiếu.
Cột: thứ tự cột cần tham chiếu trong phạm vi, nếu cột =0 tất cả các cột đều được tham chiếu.
Ví dụ: Index(A1:B6;1) trả về tham chiếu đến hàng đầu tiên trong vùng A1:B6.
Index(A1:B6;0;1) trả về tham chiếu đến cột đầu tiên trong vùng A1:B6.
Index(A1:B6;2;2) trả về tham chiếu đến ô thứ hai cột thứ hai trong vùng A1:B6.

Hàm Match: Hàm nhận vào tiêu chuẩn tìm kiếm, hàng (hoặc cột) phạm vi tìm kiếm, hàm trả về vị trí tương đối của một tham chiếu kết quả.
Cú pháp: Match(tiêu chuẩn tìm ; phạm vi tìm ; kiểu)
Tiêu chuẩn tìm: giá trị cần tìm kiếm.
Phạm vi tìm: hàng hay cột chúng ta cần tìm kiếm giá trị.
Kiểu: có thể không cần nhạp giá trị hoặc có thể nhận một trong ba giá trị -1,0,1. Trường hợp không nhập giá trị hoặc giá trị bằng 1, sử dụng khi phạm vi tìm các giá trị được sắp xếp tăng dần, kết quả là chỉ số cuối cùng có giá trị nhỏ hơn hay bằng tiêu chuẩn tìm; trường hợp giá trị bằng -1, sử dụng khi phạm vi tìm các giá trị được sắp xếp giảm dần, kết quả là chỉ số đầu tiên có giá trị nhỏ hơn hay bằng tiêu chuẩn tìm; trường hợp nhập giá trị bằng 0, chỉ tìm mục tương ứng chính xác.

Ví dụ: Match(100;C1:C50) cột C được sắp xếp tăng dần, tìm giá trị 100 trong cột này, khi tìm được trả về chỉ số hàng.

Tài liệu liên quan
Calc: Phần I-Giới thiệu chung
Calc:Phần II-Định dạng dữ liệu, thực hiện phép toán và chèn hình ảnh
Calc: Phần II-Bài tập
Calc: Phần III-Các hàm trong Calc
Calc: Phần III-Bài tập
Calc: Phần IV-Hàm IF
Calc: Phần IV-Bài tập hàm IF
Calc: Phần V-Bài tập tham chiếu dữ liệu
Calc: Phần VI-Giới thiệu các hàm thống kê số liệu
Calc: Phần VI-Bài tập các hàm thống kê số liệu
Calc: Phần VII-Cơ sở dữ liệu
Calc: Phần VII-Bài tập Cơ sở dữ liệu
Calc: Phần VIII-Các công cụ thống kê dữ liệu trong Calc

Writer: Phần mềm soạn thảo văn bản
Impress: Phần mềm trình chiếu


Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm của riêng tác giả Ngô Văn Minh

No comments:

Post a Comment