Calc: Phần VII-Cơ sở dữ liệu.

Đáp án bài tập Phần VI:
Bài 1:
Mức thấp nhất giá tiền: Min(danh sách Giá tiền), mức thấp nhất số lượng: Min(danh sách Số lượng), mức thấp nhất thành tiền: Min(danh sách Thành tiền). Áp dụng tương tụ cho mức cao nhất.
Tổng cộng: Sum(danh sách thành tiền).
Tổng số lần nhập kho: Count(danh sách Thành tiền).
Bài 2:
Mã mặt hàng thường hay xuất nhất: If(Mode(danh sách Mã mặt hàng);"Không tồn tại";Mode(danh sách Mã mặt hàng)).
Số lượng mặt hàng thường hay xuất nhất: Sumif(danh sách Mã mặt hàng;ô mã mặt hàng thường hay xuất hiện;danh sách Số lượng).
Lần xuất hàng nhiều nhất: Max(danh sách Số lượng).
Lần xuất hàng ít nhất: Min(danh sách Số lượng).
Tổng số lần xuất hàng: Count(danh sách Số lượng).
Bài 3: 
Tổng số lượng: Sumif(<Bảng kiểm kê>cột mã hàng$hàng đầu mã hàng : cột mã hàng$hàng cuối mã hàng;<Bảng báo cáo>ô mã hàng;<Bảng kiểm kê>cột số lượng$hàng đầu số lượng : cột số lượng$hàng cuối số lượng).
Tổng thành tiền: Sumif(<Bảng kiểm kê>cột mã hàng$hàng đầu mã hàng : cột mã hàng$hàng cuối mã hàng;<Bảng báo cáo>ô mã hàng; <Bảng kiểm kê>cột thành tiền$hàng đầu thành tiền : cột thành tiền$hàng cuối thành tiền).
Giá trung bình: Tổng thành tiền/Tổng số lượng.
Giá thấp nhất và giá cao nhất các bạn tự điền bằng tay vào từng ô.

I/. Giới thiệu về cơ sở dữ liệu
Trong các phần trước, các bạn đọc giả đã được giới thiệu và làm quen với bảng tính. Đặc điểm của bảng tính: mỗi bảng bao gồm các cột và hàng, nội dung của các ô trong một hàng (hay cột) nào đó có thể được tính toán từ một ô trong hàng (hay cột) khác. Thông thường, các bảng tính được dùng để lưu trữ lượng dữ liệu nhỏ.
Khi chúng ta có một lượng dữ liệu lớn, số lượng dòng có thể lên tới hàng nghìn hay hàng chục nghìn thì cách thức lưu trữ như các bảng tính của chúng ta sẽ không còn hiệu quả hoặc thậm chí là không thể lưu trữ được. Nếu muốn lưu trữ một lượng dữ liệu lớn chúng ta phải dùng đến cơ sở dữ liệu để lưu trữ.
Đặc điểm của cơ sở dữ liệu:
Cơ sở dữ liệu là một lượng dữ liệu lớn, tồn tại độc lập với hệ thống tính toán.
Một cơ sở dữ liệu gồm các bảng dữ liệu. Mỗi bảng dữ liệu gồm các cột hay còn gọi là trường dữ liệu; các hàng hay còn gọi là các phần tử.
Mỗi ô dữ liệu chứa dữ liệu nguyên tố.
So sánh bảng dữ liệu trong cơ sở dữ liệu với bảng tính:
Một ô trong bảng tính có thể được tính toán từ một ô khác. Các ô trong cơ dữ liệu thì không thể thực hiện việc này vì vi phạm vào tính chất nguyên tố.
Các hàng và cột trong bảng tính có thể hoán đổi vị trí cho nhau mà vẫn cho kết quả tính toán như mong muốn. Bảng trong cơ sở dữ liệu, các thuộc tính thì nhất định phải là các cột, các phần tử dữ liệu phải là các hàng.
II/. Cơ sở dữ liệu trong Calc
Các bảng trong cơ sở dữ liệu và các bảng tính có cùng một cấu trúc là các hàng và các cột. Do đó chúng ta cũng có thể dùng Calc để tạo bảng dữ liệu, chúng ta tạo trực tiếp trên trang tính của Calc và tuân theo các nguyên tắc tổ chức của cơ sở dữ liệu.
Bảng dữ liệu trong Calc bị chi phối bởi đặc điểm của trang tính trong Calc, do đó sẽ có số dòng hay số phần tử bị giới hạn (xem Calc: phần I).
Cơ sở dữ liệu trong Calc hoàn toàn độc lập và không quan hệ với  phần mềm quản trị dữ liệu Base cũng được tích hợp trong OpenOffice.
III/. Các hàm cơ sở dữ liệu cơ bản trong Calc
Các hàm cơ sở dữ liệu nằm trong thư viện hàm Cơ sở dữ liệu. Các hàm này dành cho cơ sở dữ liệu được tạo dựng trong Calc, các hàm này có thể làm việc cả trong trường hợp ô dữ liệu chứa phép toán tính toán từ các ô dữ liệu khác (mở rộng nguyên tắc chung tổ chức cơ sở dữ liệu).
Hàm cơ sở dữ liệu có dạng: Tên hàm (Cơ sở dữ liệu ; Trường dữ liệu ; Tiêu chuẩn)
Cơ sở dữ liệu: vùng dữ liệu làm cơ sở dữ liệu trên trang tính.
Trường dữ liệu: tên cột cần lấy dữ liệu, tên cột đặt trong ngoặc kép. Trường hợp sử dụng tất cả các cột dữ liệu thì trường dữ liệu nhận giá trị 0.
Tiêu chuẩn: vùng dữ liệu chứa các tiêu chuẩn.

Tác giả lấy bài 3 của phần bài tập VI làm cơ sở dữ liệu và bảng bên dưới là tiêu chuẩn trong các ví dụ, các bạn hãy tạo bảng tiêu chuẩn nằm ngoài phần bài tập 3 như bên dưới vào trang tính.

Mã mặt hàng Mã lô hàng Tên mặt hàng Giá tiền Số lượng Thành tiền













Hàm Dcount: Đếm số lượng phần tử chứa giá trị kiểu số trong bảng dữ liệu thỏa mãn tiêu chuẩn.
Hàm Dcounta: Đếm số lượng phần tử chứa giá trị kiểu số và chữ trong cơ sở dữ liệu thỏa mãn điều kiện.
Ví dụ: Đếm số mặt hàng có số lượng trên 20 trong kho. Trong bảng tiêu chuẩn chúng ta điền >20, chọn một ô dữ liệu bất kỳ ngoài cơ sở dữ liệu và tiêu chuẩn làm ô hiển thị kết quả và nhập vào hàm Dcount(vùng cơ sở dữ liệu;0;vùng tiêu chuẩn). Bảng tiêu chuẩn của chúng ta lúc này như bên dưới

Mã mặt hàng Mã lô hàng Tên mặt hàng Giá tiền Số lượng Thành tiền








>20



Hàm Dget: Lấy nội dung một trường của một phần tử trong bảng dữ liệu thỏa mãn tiêu chuẩn.
Ví dụ: Lấy tên mặt hàng có mã mặt hàng 103. Trong bảng tiêu chuẩn chúng ta bỏ >20 ở cột số lượng, ở cột mã mặt hàng chúng ta điền 103, trong ô dữ liệu kết quả chúng ta nhập hàm Dget(vùng cơ sở dữ liệu;"Tên mặt hàng";vùng tiêu chuẩn).

Hàm Dmin: Trả về giá trị nhỏ nhất của một trường trong bảng dữ liệu thỏa mãn tiêu chuẩn.
Hàm Daverage: Trả về giá trị trung bình của một trường trong bảng dữ liệu thỏa mãn tiêu chuẩn.
Hàm Dmax: Trả về giá trị lớn nhất của một trường trong bảng dữ liệu thỏa mãn tiêu chuẩn.
Ví dụ: Tính giá thấp nhất của mã mặt hàng 101. Trong bảng tiêu chuẩn cột mã mặt hàng chúng ta điền 101, trong ô kết quả chúng ta nhập hàm Dmin(vùng cơ sở dữ liệu;"Giá tiền";vùng tiêu chuẩn).

Hàm Dsum: Trả về tổng giá trị của các ô trong một trường của bảng dữ liệu thỏa mãn tiêu chuẩn.
Ví dụ: Tính tổng thành tiền của những mặt hàng có giá tiền >100000 và số lượng >40. Trong bảng tiêu chuẩn, cột Giá tiền chúng ta điền >100000, trong cột Số lượng chúng ta điền >40, trong ô kết quả chúng ta nhập Dsum(vùng cơ sở dữ liệu; "Thành tiền"; vùng tiêu chuẩn).

Tài liệu liên quan
Calc: Phần I-Giới thiệu chung
Calc:Phần II-Định dạng dữ liệu, thực hiện phép toán và chèn hình ảnh
Calc: Phần II-Bài tập
Calc: Phần III-Các hàm trong Calc
Calc: Phần III-Bài tập
Calc: Phần IV-Hàm IF
Calc: Phần IV-Bài tập hàm IF
Calc: Phần V-Tham chiếu dữ liệu
Calc: Phần V-Bài tập tham chiếu dữ liệu
Calc: Phần VI-Giới thiệu các hàm thống kê số liệu
Calc: Phần VI-Bài tập các hàm thống kê số liệu
Calc: Phần VII-Bài tập Cơ sở dữ liệu
Calc: Phần VIII-Các công cụ thống kê dữ liệu trong Calc

Writer: Phần mềm soạn thảo văn bản
Impress: Phần mềm trình chiếu


Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm của riêng tác giả Ngô Văn Minh


No comments:

Post a Comment