Calc: Phần VI – Giới thiệu các hàm thống kê số liệu

Đáp án bài tập phần V
Bài 1: Thành tích=Vlookup(ô xếp loại;ô đầu tiên bảng xếp loại : ô cuối cùng bảng xếp loại ; 2 ; 0).
Bài 2: Tiền lương=if(chức vụ="Trưởng phòng";vlookup(bậc;thang lương trưởng phòng;2;0)*3000000;vlookup(bậc;thang lương nhân viên;2;0)*3000000).
Bảo hiểm=Tiền lương * 10,5%.
Thu nhập tính thuế=Tiền lương-Bảo hiểm-Giảm trừ.
Từ bảng mức thuế suất thu nhập cá nhân ta tính ra được các bậc thuế như sau:
Bậc 1: 5000000*0,05=250000
Bậc 2: (10000000-5000000)*0,1=500000
Bậc 3: (18000000-10000000)*0,15=1200000
Bậc 4: (32000000-18000000)*0,2=2800000
Bậc 5: (52000000-32000000)*0,25=5000000
Bậc 6: (80000000-52000000)*0,3=8400000
Thuế TNCN= if(Thu nhập tính thuế<0;0;if(Thu nhập tính thuế<5000000;0,05*Thu nhập tính thuế;if(Thu nhập tính thuế<10000000;Bậc 1+0,1*(Thu nhập tính thuế-5000000);if(Thu nhập tính thuế<18000000;Bậc 1+Bậc 2+(Thu nhập tính thuế-10000000)*0,15;if(Thu nhập tính thuế<32000000;Bậc 1+Bậc 2+Bậc 3+(Thu nhập tính thuế-18000000)*0,2;if(Thu nhập tính thuế<52000000; Bậc 1+Bậc 2+Bậc 3+Bậc 4+(Thu nhập tín thuế-32000000)*0,25;if(Thu nhập tính thuế<80000000; Bậc 1+Bậc 2+Bậc 3+Bậc 4+Bậc 5+(Thu nhập tính thuế-52000000)*0,3;Bậc 1+Bậc 2+Bậc 3+Bậc 4+Bậc 5 +Bậc 6+(Thu nhập tính thuế-80000000)*0,35))))))).
Tiền thực lĩnh=Tiền lương-Bảo hiểm-TNCN.
Bài 3: Doanh thu tháng 10/2016=Sum(Cột doanh thu trong bảng Doanh thu tháng 10/2016).
Chi phí hoạt động tháng 10/2016=Sum(Cột chi phí trong bảng Doanh thu tháng 10/2016).
Thuế TNDN=(Doanh thu tháng 10/2016-(Chi phí hoạt động tháng 10/2016+Lương nhân viên+Chi phí khác))*0,2.
Tổng cộng (cột biên nhận)=Sum(Biên nhận)
Tổng cộng (cột thanh toán)=Sum(Thanh toán)
Lợi nhuận=Tổng cộng (biên nhận)-Tổng cộng (thanh toán).

Các bài toán trong thực tế rất phong phú và phức tạp với quy mô lớn, cần dùng đến các phép toán thống kê để giải quyết. Toán thống kê là một nghành trong bộ môn toán học, đòi hỏi chúng ta phải có kiến thức về chuyên nghành toán thống kê. Calc cung cấp cho chúng ta các hàm thống kê nằm trong thư viện thống kê. Trong phần này, tác giả xin giới thiệu đến bạn đọc một số hàm thống kê cơ bản được sử dụng phổ biến.

Hàm Min: Trả về số nhỏ nhất trong danh sách đối số. Giá trị trả về là 0 nếu trong danh sách đối số không chứa giá trị hoặc lỗi. Hàm Min bỏ qua giá trị văn bản.
Cú pháp: Min( số 1;số 2;...số 30)
Hàm Min có tối đa 30 đối số, mỗi đối số có thể là một số cụ thể hoặc một tham chiếu các ô dữ liệu, ví dụ: A1:A6.
Hàm tương tự MinA: Trả về số nhỏ nhất trong danh sách đối số. Khi đối số là chuỗi, hàm trả về giá trị 0.

Hàm Max: Trả về số lớn nhất trong danh sách đối số. Hàm Max có đặc điểm tương tự hàm Min.

Hàm Mode: hàm trả về số có số lần xuất hiện nhiều nhất trong danh sách đối số. Trong trường hợp có hai hay nhiều số có cùng số lần xuất hiện, hàm trả về số có giá trị nhỏ nhất. Trương hợp mỗi số trong danh sách đối số không xuất hiện hai lần trở lên thì hàm báo lỗi.
Cú pháp: Mode( số 1; số 2 ; ... số 30).
Hàm Mode có tối đa 30 đối số, mỗi đối số có thể là một số cụ thể hoặc một tham chiếu đến các ô dữ liệu.

Hàm Average: Hàm trả về giá trị trung bình của các đối số.
Cú pháp: Average( số 1 ; số 2 ; ... số 30).
Hàm Average có tối đa 30 đối số, mỗi đối số là một số hay một tham chiếu đến các ô dữ liệu.

Hàm Count: Đếm số phần tử là số trong danh sách đối số, nếu phần tử là văn bản thì bỏ qua.
Cú pháp: Count( số 1 ; số 2 ; ... số 30)
Hàm count có tối đa 30 đối số, mỗi đối số có thể là một số hoặc một tham chiếu đến các ô dữ liệu.
Hàm tương tự: Counta, Countblank, Countif.

Hàm Rank: Hàm trả về thứ hạng sắp xếp giá trị của một số trong một danh sách các số.
Cú pháp: Rank(Số so sánh ; Dữ liệu ; Kiểu)
Dữ liệu: tham chiếu đến các ô dữ liệu.
Kiểu: Các ố dữ liệu được sắp xếp theo chiều giảm dần, kiểu =0. Các ô dữ liệu sắp xếp theo chiều tăng dần, kiểu =1.

Hàm Small: Hàm trả về số có giá trị nhỏ thứ k trong tập dữ liệu đối số.
Cú pháp: Small(Dữ liệu ; k)
Dữ liệu: tham chiếu đến các ô dữ liệu.
K: số thư tự.
Ví dụ: tìm số nhỏ thứ hai trong các số từ A1:C5, Small(A1:C5;2).
Hàm Large: Trả về số lơn thư k trong tập dữ liệu. Tương tự như hàm Small.

Tài liệu liên quan
Calc: Phần I-Giới thiệu chung
Calc:Phần II-Định dạng dữ liệu, thực hiện phép toán và chèn hình ảnh
Calc: Phần II-Bài tập
Calc: Phần III-Các hàm trong Calc
Calc: Phần III-Bài tập
Calc: Phần IV-Hàm IF
Calc: Phần IV-Bài tập hàm IF
Calc: Phần V-Tham chiếu dữ liệu
Calc: Phần V-Bài tập tham chiếu dữ liệu
Calc: Phần VI-Bài tập các hàm thống kê số liệu
Calc: Phần VII-Cơ sở dữ liệu
Calc: Phần VII-Bài tập Cơ sở dữ liệu
Calc: Phần VIII-Các công cụ thống kê dữ liệu trong Calc

Writer: Phần mềm soạn thảo văn bản
Impress: Phần mềm trình chiếu


Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm của riêng tác giả Ngô Văn Minh

No comments:

Post a Comment