Thương mại điện tử

Mạng Internet mang lại cho người dùng nhiều lợi ích vô cùng to lớn. Người dùng Internet có thể tiếp cận với kho tri thức vô tận của thế giới mà không còn lo ngại về khoảng cách địa lý; có thể giao tiếp, học tập ở bất kỳ đâu; và hơn thế nữa người dùng Internet có thể mua bán trực tuyến qua mạng Internet.
Việc mua bán trực tuyến trên mạng Internet mở ra cơ hội to lớn cho nhà kinh doanh và cũng tạo sự tiện lợi lớn cho người mua bởi với cách kinh doanh này, người mua không cần phải đến tận nơi cung cấp và người kinh doanh cũng không còn tốn quá nhiều chi phí cho việc tiếp cận khách hàng. Kinh doanh trực tuyến trở thành hình thức kinh doanh mới với nhiều hứa hẹn tốt đẹp.

Khái niệm về thương mại điện tử
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO): "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng - phân phối sản phẩm và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet".
Một số ứng dụng liên quan đến thương mại điện tử:
Văn phòng trực tuyến.
Mua bán dịch vụ trực tuyến.
Mua sắm trực tuyến và theo dõi đặt hàng.
Tin nhắn.
Ngân hàng điện tử.
Hệ thống thanh toán trực tuyến trong nước và quốc tế.

Các hình thức thương mại điện tử
Hiện nay, có nhiều hình thức tham gia trong thương mại điện tử. Hình thức tham gia thương mại điện tử dựa vào đối tượng tham gia được thừa nhận rộng rãi. Có 3 đối tượng chính tham gia vào thương mại điện tử: Chính phủ (G-Govement), Doanh nghiệp (B-Business) và Khách hàng (C-Customer). Kết hợp 3 đối tượng này theo từng đôi một sẽ có 9 hình thức thương mại điện tử dựa theo đối tượng tham gia:
Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B).
Doanh nghiệp với Nhân viên (B2E).
Doanh nghiệp với Khách hàng (B2C).
Doanh nghiệp với Chính phủ (B2G).
Chính phủ với Doanh nghiệp (G2B).
Chính phủ với Chính phủ (G2G).
Chính phủ với Công dân (G2C).
Khách hàng với Doanh nghiệp (C2B).
Khách hàng với Khách hàng (C2C).

Các mốc thời gian về sự phát triển của thương mại điện tử
1979: Michael Aldrich phát minh mua sắm trực tuyến.
1982: Minitel được giới thiệu tại Pháp thông qua France Telecom và được sử dụng để đặt hàng trực tuyến.
1984: Gateshead SIS/Tesco là trang mua bán trực tuyến dạng B2C đầu tiên; bà Snowball, 72 tuổi, là khách hàng trực tuyến đầu tiên.
1984: Tháng 4 năm 1984, CompuServe ra mắt Trung tâm Mua sắm Điện tử ở Mỹ và Canada. Đây là dịch vụ thương mại điện tử toàn diện đầu tiên.
1990: Tim Berners-Lee phát minh ra World Wide Web và trình duyệt web. Mạng Internet ra đời trên cơ sở mạng thông tin liên lạc giáo dục.
1994: Netscape tung trình duyệt Navigator vào tháng 10 với tên Mozilla. Giao thức mã hóa SSL của trình duyệt đã giúp cho các giao dịch được bảo mật hơn. Cũng trong năm này, ngân hàng trực tuyến đầu tiên được mở.
1995: Jeff Bezos ra mắt Amazon.com với hình thức thương mại miễn phí 24h. Trong năm này, eBay được thành lập bởi lập trình viên máy tính Pierre Omidyar.
1998: Alibaba Group được hình thành ở Trung Quốc.
2005: Yuval Tal sáng lập giải pháp phân phối thanh toán trực tuyến bảo mật.

Vai trò của Thương mại điện tử
Thương mại điện tử đã tác động lớn đến sự phát triển của nền thương mại và trở thành khuynh hướng toàn cầu. Thương mại điện tử đã trở thành một công cụ quan trọng trong thương mại quốc tế cả về phân phối sản phẩm và quan hệ với khách hàng.
Thương mại điện tử giúp người tiêu dùng thu thập nhanh chóng và dễ dàng thông tin đa dạng về sản phẩm, giá cả và người bán. Hơn nữa, người tiêu dùng còn có thể trực tiếp đưa ra các đánh giá của mình về nhiều khía cạnh liên quan tới giao dịch mua sắm, giúp cho những người khác có nhiều cơ hội chọn lựa sản phẩm phù hợp nhất, hoặc chọn được người bán cung cấp dịch vụ tốt nhất, hoặc mua được sản phẩm với giá rẻ nhất.

Các doanh nghiệp lớn có cơ hội để giảm chi phí so với doanh nghiệp nhỏ hơn do có lợi thế về quy mô kinh tế và đưa ra mức giá thấp hơn.

Tài liệu liên quan

TMĐT: Thương mại điện tử ở Doanh nghiệp
TMĐT: Mở gian hàng trực tuyến
TMĐT: Thanh toán điện tử
TMĐT: Hội nghị trực tuyến
TMĐT: Học trực tuyến
TMĐT: Quảng cáo trực tuyến
TMĐT: Tư vấn trực tuyến
TMĐT: Tin tức - Giải trí

Writer: Phần mềm soạn thảo văn bản
Impress: Phần mềm trình chiếu
Calc: Phần mềm bảng tính
Mạng ứng dụng Google
Mạng Xã Hội


Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm của riêng tác giả Ngô Văn Minh

No comments:

Post a Comment