TMĐT: Hội nghị trực tuyến

Khái niệm

Hội nghị trực tuyến là tên gọi chung cho các buổi hội nghị, hội thảo, đối thoại, giao lưu, trao đổi, hướng dẫn... được thực hiện khi các bên tham gia ở những vị trí địa lý cách xa nhau, trao đổi thông tin với nhau bằng cách sử dụng phần mềm trực tuyến để nhận và phát những thông điệp cho nhau thông qua hệ thống mạng. Những thông điệp có thể là truyền hình trực tuyến, truyền thanh trực tuyến và các dạng thông tin khác.
Yêu cầu cần có để tổ chức hội nghị trực tuyến.
Hệ thống thu nhận hình ảnh và âm thanh.
Hệ thống máy tính và phần mềm giúp tập hợp thông tin và phát/nhận.
Hệ thống mạng truyền tải thông tin. Hệ thống mạng có thể là mạng cục bộ hay mạng Internet.

Lợi ích của hội nghị trực tuyến so với tổ chức hội nghi thông thường
  • Giảm thiểu thời gian đi lại cùng các chi phí đi lại và sinh hoạt.
  • Dễ dàng triển khai cho nhiều văn phòng, địa điểm cho một lần tổ chức.
  • Thông tin được truyền tải liên tục trên phạm vi rộng lớn và toàn cầu.
  • Mang lại khả năng ứng biến tức thời.
  • Dễ dàng làm việc theo nhóm, tạo điều kiện thuận lợi kết hợp được sức mạnh tập thể. Tăng hiệu quả công việc, khả năng tác nghiệp và chỉ đạo từ xa.
  • Toàn bộ nội dung hội nghị có thể được lưu lại ở dang biên bản điện tử.
  • Nâng cao hiệu quả kiểm soát và thực thi văn bản.


Trong thương mại điện tử, hội nghị trực tuyến được các doanh nghiệp sử dụng rộng rãi. Các doanh nghiệp thường sử dụng hội nghị trực tuyến để thực hiện các buổi họp của các cơ sở, chi nhánh khác nhau trong doanh nghiệp; những buổi gặp gỡ, tiếp xúc hay tiếp thị sản phẩm với các doanh nghiệp đối tác ở xa; hội nghị trực tuyến trở thành công cụ cho các dịch vụ trực tuyến như giảng dạy, tư vấn; hội nghị trực tuyến còn được các doanh nghiệp dùng để thực hiện những buổi giao lưu, giới thiệu, hội nghị và chương trình quảng cáo với đông đảo khách hàng.

Các ứng dụng hội nghị trực tuyến phổ biến

Facebook Messenger và Skype
Facebook Messenger và Skype là hai ứng dụng hội thoại trực tuyến được rất nhiều người dùng biết đến. Hai ứng dụng hội thoại trực tuyến này trang bị đầy đủ tính năng tin nhắn văn bản, hội thoại giọng nói và hội thoại hình ảnh (video call). Tuy nhiên hai ứng dụng này có giới hạn về số điểm tham gia hội thoại. Thêm vào đó các bên muốn tham gia hội thoại trên hai ứng dụng này phải là các tài khoản bạn bè của nhau.
Messenger và Skype thích hợp để thực hiện hội nghị trực tuyến giữa doanh nghiệp với nhân viên hay giữa các nhân viên với nhau.

Google Hangouts
Google Hangouts là nền tảng phương tiện truyền thông được Tập đoàn Google phát triển. Google Hangouts có thể hoạt động trên máy tính và các thiết bị di động hệ điều hành Android và IOS. Người dùng Google Hangouts có thể thực hiện các cuộc hội thoại nhóm và các hội thoại giữa các cá nhân bằng cuộc gọi video miến phí. Google Hangouts cũng đưa ra giới hạn số điểm tham gia trong một cuộc hội thoại. Những người tham gia hội thoại chỉ cần được nhận liên kết và đi theo liên kết lời mời là có thể tham gia vào hội thoại trên Hangouts. Với cách tham gia hội thoại này, các bên tham gia được mở rộng ra ngoài danh sách bạn bè của nhau.
Trước khi bắt đầu cuộc gọi video lần đầu tiên, người dùng cần kết nối máy ảnh, micrô và loa với máy tính. Khi Hangouts hoạt động sẽ yêu cầu quyền sử dụng máy ảnh và micrô trên máy tính, hãy cho phép. 

Thực hiện cuộc gọi video
Trước khi thực hiện cuộc gọi, cần đảm bảo máy ảnh, micrô và loa kết nối với máy tính. Truy cập vào hangouts.google.com hay kích hoạt chức năng hangouts trong thư điện tử cá nhân Gmail. Tìm người cần thực hiện cuộc gọi đến trong danh sách, có thể chọn nhiều người cho trường hợp gọi nhóm.
Nhấp vào Cuộc gọi Video.
Khi cuộc gọi hoàn tất, nhấp nút Kết thúc.

Thiết lập tùy chọn cuộc gọi video
Người dùng có thể thay đổi các tùy chọn khi đang thực hiện cuộc gọi video
 - Toàn màn hình: Thực hiện hiển thị cửa sổ video cuộc gọi ở chế độ toàn màn hình máy tính. Nhấp vào Thêm, chọn Toàn màn hình.
 - Chía sẻ màn hình: Chia sẻ màn hình với người khác trong cuộc gọi video, nhấp vào Thêm, chọn Chia sẻ màn hình.
 - Cài đặt máy ảnh, micrô, loa: Nhấp vào Cài đặt ở trên cùng. Trên hộp thoại hiện lên, thiết lập máy ảnh, micrô và loa.
 - Tắt máy ảnh hoặc tiếng micrô: Nhấp vào biểu tượng trên màn hình để tắt máy ảnh hay tắt tiếng micrô.

Gửi và nhận tin nhắn trong cuộc gọi video
Người dùng trong cuộc gọi video có thể gửi tin nhắn đến những người đang hội thoại video với mình. Tin nhắn sẽ xuất hiện trong một thời gian ngắn.
Ở phía dưới cùng cửa sổ video, nhấp vào Trò chuyện.
Người dùng chỉ có thể xem lịch sử tin nhắn khi đang tham gia cuộc gọi.

Mời người khác tham gia vào cuộc hội thoại video
Bất kỳ ai trong cuộc gọi video đều có thể mời những người khác có tài khoản Gmail tham gia cuộc gọi đang diễn ra.
 - Ở đầu màn hình, nhấp vào Thêm người. Nhập tên hoặc địa chỉ Gmail của người đó.
 - Nhấp vào Mời.
Mời người khác bằng sao chép liên kết
 -Nhấp vào Thêm người, chọn Sao chép liên kết cần chia sẻ. Nhấp vào liên kết để sao chép liên kết đó.
 - Dán liên kết cuộc gọi vào thư điện tử để gửi cho người muốn mời hay trên trang web để khách truy cập vào.
 - Bất kỳ ai có liên kết cuộc gọi đều có thể tham gia sau khi đăng nhập.

LiveStream trên trang FanPage của Facebook
LiveStream trên dòng thời gian trên của trang cá nhân đã không còn xa lạ với người dùng Facebook. Đây là một chức năng rất mạnh mẽ giúp cho chủ tài khoản có thể truyền tải những sự việc đang diễn ra cho bạn bè và người thân. Ngoài LiveStream trên trang cá nhân, Facebook còn cung cấp LiveStream trên nhóm và trang FanPage giúp cho các thành viên và bạn bè có thể cùng theo dõi sự việc đang diễn ra. Chức năng này thật sự hữu ích cho các cuộc họp, hội nghị...

Để có thể thực hiện LiveStream trên trang Facebook, người dùng cần cài đặt thêm phần mềm bổ sung. Trong phần này tác giả xin giới thiệu phần mềm quay và chia sẻ video OBS Studio.
Truy cập đia chỉ: http://www.obsproject.com. Thực hiện Download OBS Studio về máy tính cá nhân. Sau khi đã có hoàn chỉnh bộ cài đặt OBS Studio trên máy tính, tiến hành cài đặt phần mềm OBS Studio vào máy.

Truy cập vào trang Fanpage Facebook có nhu cầu chia video trực tuyến. Nhấp vào Công cụ đăng, nhấp chọn mục Video trực tiếp. Trên trang Video trực tiếp, nhấp Tạo.
Ghi nhớ (sao chép) 2 trường URL máy chủ và Khóa luồng.
 - Kích hoạt ứng dụng OBS Studio. Trên giao diện chính, chọn File->Settings. Trên trang Settings, chon mục Stream trên danh mục bên trái, trên hộp thả Stream Type, chọn mục Custom Streaming Server. Điền URL và Khóa luồng vào hai trường bên dưới. Nhấn OK.
 - Trên trang giao diện chính OBS Studio, click phải chuột, chọn Add, nhấp chọn Video Capture Device. Trên trang Create/Select Source, điền tên vào trường Create New, chọn hộp kiểm Make Source Visible, nhấp OK.
 - Trên trang Properties, tùy chỉnh các thông số. Nhấp OK.
 - Trên trang giao diện chính OBS Studio lúc này, nhấp Start Streaming để bắt đầu phát video.
Quay trở về trang Fanpage Facebook, nhấp Xem trước để xem trước video. Nhấp Phát trực tiếp để phát video. Trên trang Video đang phát, nhấp Kết thúc video để kết thúc video đang phát.
Lưu ý: với mỗi lần phát video trực tiếp trên trang Facebook, người dùng cần thực hiện lại tất cả các bước thiết lập như trình bày ở trên.

Tài liệu liên quan

Thương mại điện tử
TMĐT: Thương mại điện tử ở Doanh nghiệp
TMĐT: Mở gian hàng trực tuyến
TMĐT: Thanh toán điện tử
TMĐT: Học trực tuyến
TMĐT: Quảng cáo trực tuyến
TMĐT: Tư vấn trực tuyến
TMĐT: Tin tức - Giải trí

Writer: Phần mềm soạn thảo văn bản
Impress: Phần mềm trình chiếu
Calc: Phần mềm bảng tính
Mạng ứng dụng Google
Mạng Xã Hội


Tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm của riêng tác giả Ngô Văn Minh

No comments:

Post a Comment